You dont have javascript enabled! Please enable it! Thành Bảo Long Giang dấu son người mở đất. - ETICKET247
[tintuc]Di tích lịch sử văn hoá Thành Bảo Long Giang là địa danh tiếp theo tại Tây Ninh hôm nay Vé Cáp Treo Núi Bà Đen muốn chia sẻ đến các bạn. Thành Bảo Long Giang thuộc ấp Bảo, xã Long Giang, huyện Bến Cầu nằm trên trục lộ 786, cách trụ sở UBND xã Long Giang 500m và cách thị trấn huyện Bến Cầu về hướng Nam khoảng 10km. Di tích đã được UBND tỉnh quyết định khoanh vùng bảo vệ từ tháng 6.1998. Đây là loại di tích thành đất cổ hay còn gọi là di tích thành quách.

Long Giang là một trong những vùng đất mới được người Việt khai phá từ rất sớm ở Tây Ninh, sau này là vùng “ngũ long” gồm: Long Chữ, Long Khánh, Long Thuận, Long Giang và Long Thành (Long Thành thuộc huyện Hoà Thành ngày nay). Vùng đất này khi xưa do cụ Trần Văn Thiện cùng nhân dân trong vùng khai phá, mở rộng lập nên. Thành bảo Long Giang- theo sách Đại Nam nhất thống chí và Quốc sử quán triều Nguyễn: được xây đắp từ những năm đầu triều Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), tính đến nay đã tồn tại gần 200 năm. Mặc dù trải qua một thời gian dài chịu sự tác động của thiên nhiên và con người nhưng thành quách này vẫn còn giữ nguyên dấu tích. Di tích đã được các ngành chức năng khoanh vùng bảo vệ với diện tích trên 12.000m2. Hiện nay, do tỉnh lộ 786 đi qua, thành bảo Long Giang bị chia cắt thành 2 phần ở 2 phía bờ Tây và bờ Đông. Khu vực phía bờ Tây, bờ thành còn giữ được nguyên hiện trạng 161,4m, chiều ngang 7,5m, chiều cao 2,5m. Khu vực phía bờ Đông có 3 cửa thành đều đã bị san lấp do đường 786 đi qua.
Thành Bảo Long Giang

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30.4.1975), đã có 6 hộ dân đến định cư ở khu vực thành bảo. Mới đầu họ chỉ cất nhà tre lá, sau đó xây dựng kiên cố và đào ao thả cá. Đến năm 1993, hộ bà Trịnh Thị Hia- một trong các hộ trên được UBND huyện Bến Cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho phần đất rộng 2.509m2.. Phần đất này bao trùm lên một phần diện tích thuộc khu di tích sau này (mãi đến tháng 6.1998, UBND tỉnh mới ra quyết định khoanh vùng bảo vệ di tích thành bảo Long Giang). Một số hộ khác cũng có đất trùng với diện tích đất di tích tương tự.

Ngày 8.7 vừa qua, UBND huyện Bến Cầu đã có Tờ trình số 96/TTr-UBND gửi lên UBND tỉnh đề nghị xem xét cho bà Trần Thị Hiên- con của bà Hia được xây dựng nhà trong khu di tích thành bảo. Ngày 20.7.2016, đoàn khảo sát của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VH,TT&DL) đã đến hiện trường tìm hiểu thực tế để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quyết định. Kết quả, đoàn khảo sát có đánh giá như sau: “… việc địa phương cho xây dựng nền nhà tạm của bà Hiên là không phù hợp, vi phạm Luật Di sản văn hoá vì địa điểm xây nhà thuộc khu vực bảo vệ I và II của di tích thành bảo Long Giang; Đoàn thống nhất đề nghị chính quyền địa phương cho tạm ngưng xây nhà tạm của bà Hiên trên đất di tích…”.

Có thể nói, do quản lý lỏng lẻo nên đã xảy ra tình trạng 6 hộ dân xây nhà trên đất di tích thành bảo Long Giang; nay lại phát sinh thêm 1 hộ nữa- với sự đồng thuận của chính quyền địa phương. Chưa biết sẽ có bao nhiêu hộ khác tiếp tục xin xây nhà tạm trên đất di tích, vì hiện nay khu di tích tuy đã được khoanh vùng bảo vệ nhưng vẫn còn hoang phế, nếu như không có giải pháp tích cực, chắc chắn di tích này sẽ bị xâm hại nghiêm trọng.

Thành bảo Long Giang là một trong 4 di tích thành đất cổ ở Tây Ninh (3 di tích còn lại là thành bảo Cẩm Giang, thành bảo Định Liêu và thành phủ Tây Ninh), trong đó chỉ còn 2 di tích may mắn còn nguyên yếu tố gốc (thành Bảo Long Giang và thành bảo Cẩm Giang). Thành bảo Long Giang cũng là một trong những di tích có giá trị lịch sử – văn hoá – khoa học rất cao và có ý nghĩa sâu sắc. Đây là dấu tích về một công trình quân sự cổ của cha ông ta, được xây đắp từ thời Pháp thuộc. Khi thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông, trong đó có Tây Ninh, phong trào kháng Pháp nổi lên khắp nơi. Lãnh binh Két là một trong những thủ lĩnh nghĩa quân lúc bấy giờ. Ông đã chiêu mộ binh sĩ, phát động phong trào, kêu gọi nhân dân vùng Long Giang vùng lên đánh Pháp. Dựa vào thế trận rừng sâu, sông rạch hiểm trở và thành bảo Long Giang, ông đã tổ chức các trận đánh du kích, làm tiêu hao nhiều binh lính Pháp, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân trong vùng, giữ vững bờ cõi biên giới phía Tây của tỉnh. Sau khi mất, ông được nhân dân trong vùng lập đền thờ. Hiện nay, đền thờ Lãnh binh Két vẫn còn ở khu di tích.

Giá trị lịch sử – văn hoá – khoa học của di tích thành bảo Long Giang đã được khẳng định trong lý lịch đề nghị xếp hạng di tích lịch sử – văn hoá cấp tỉnh. Ngày 21.2.2014, UBND tỉnh đã có Công văn số 372/UBND-VX chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Tây Ninh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung yêu cầu UBND các huyện, thị: “… Tham mưu UBND tỉnh di dời các hộ dân đang sinh sống và sản xuất ra khỏi các di tích đã được quy hoạch…”.

Để di tích thành bảo Long Giang tiếp tục được bảo vệ và phát huy giá trị, chính quyền địa phương nên có giải pháp tích cực hơn trong việc giải quyết đền bù cho những hộ dân đã và đang sinh sống nhiều năm trên đất di tích, kịp thời có chính sách di dời, giải toả để trả lại nguyên trạng khu di tích. Nếu không, di tích thành bảo Long Giang có nguy cơ… biến mất trong một thời gian không xa.
Nguồn: V.H.M
Tổng hợp bởi L.T.P

Đăng ký trang Fanpage: Vé Cáp Treo Núi Bà Đen để không bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và các bản tin vé cáp treo mới nhất từ Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen.

Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Chào bạn 👋
Thật vui khi bạn ghé thăm.

Hãy đăng ký để nhận nội dung cập nhật quan trọng mới nhất về điểm đến này.

Một mẫu thư, Một mẫu thông tin đáng giá! Chúng tôi không gửi thư rác. Đọc chính sách bảo mật của chúng tôi để biết thêm thông tin.

🤞 Không bỏ lỡ các bản tin quan trọng!

Chúng tôi không gửi thư rác! Đọc thêm trong Chính Sách Quyền Riêng Tư của chúng tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.