You dont have javascript enabled! Please enable it! Bến Cầu dấu ấn những tên gọi - ETICKET247

Bến Cầu là một huyện nông thôn biên giới, có diện tích tự nhiên khoảng 230km2, trước kia phần lớn là rừng. Trải qua bao thế hệ, bằng sức lao động cần cù, người dân Bến Cầu đã biến đất tự nhiên, đất bưng trảng hoang thành hàng ngàn hec ta đất canh tác để trồng lúa và hoa màu. Khu dân cư, điện, đường, trường, trạm từng bước được quy hoạch xây dựng và phát triển, đời sống người dân ngày khá giả, giàu có.

Buổi đầu, hầu hết diện tích tự nhiên ở Bến Cầu là rừng liên hoàn với rất nhiều loại gỗ quý như: cẩm lai, gõ, sao, dầu, huỷnh… Các loại mây, tre, mật cật, da, nhum, tràm… cũng nhiều. Ngoài những cây gỗ quý, rừng Bến Cầu còn có nhiều loại cây dây leo và các loại nấm thu hút chim muông và các loài thú hoang dã. Có những nơi chúng quy tụ rất nhiều, tạo ra những địa danh xóm ấp quen thuộc trong ký ức người dân nơi đó.

Chẳng hạn như ở xã Long Giang có xóm Bàu Tượng (nay là ấp Xóm Khách); nơi đây có ngôi chùa thờ Phật, gọi là chùa Bàu Tượng. Xã Long Chữ thì có xóm Rừng Huỷnh (nay là ấp Long Bình, tách từ ấp Long Hoà 1); xã Lợi Thuận có xóm Rừng Da (nay là khu phố 3, Thị trấn) hay xóm Bàu Gõ, còn gọi là làng Bàu Gõ (nay là xã Lợi Thuận). Có những địa danh dân gian đã trở thành địa danh hành chính của địa phương như: ấp Voi, thuộc xã An Thạnh; ấp Bàu Tràm Lớn, Bàu Tràm Nhỏ hay ấp Rừng Dầu thuộc xã Tiên Thuận… Vào những năm chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đồng bào, cán bộ chiến sĩ ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ thiếu đói khi kẻ thù bao vây kinh tế, nhất là sau trận bão lụt Nhâm Thìn (1952), lực lượng cách mạng đã phải nhờ các loại củ, quả rừng để vượt qua cơn đói.

Rừng Bến Cầu còn là nơi “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Qua hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, rừng Bến Cầu là một trong những căn cứ địa của tỉnh Tây Ninh. Rừng Bù Lu- Chuối Nước, thuộc xã Long Phước, trong thời kỳ chống Mỹ được nguỵ quyền Tây Ninh rất nể, gọi là “chiến khu”.

Bên cạnh rừng Bù Lu- Chuối Nước, còn có các căn cứ lõm như: Bàu Gõ, Sóc Khuất, Rừng Huỷnh, Bàu Rong… từng ghi lại biết bao chiến công anh hùng, trở thành niềm tự hào của đồng bào và chiến sĩ Bến Cầu. Theo các bậc cao niên ở đây, sở dĩ có tên gọi Sóc Khuất vì nơi đây trước kia là vùng đất triền thấp nằm lọt thỏm giữa cánh đồng rộng, có nhiều cây cối rậm rạp, gần sông nước, thuận lợi trong việc sản xuất trồng trỉa, nên có nhiều hộ dân khắp nơi tìm đến đây để tìm phương sinh sống, trong đó có cả những người dân Campuchia.

Khu dân cư Sóc Khuất một bên giáp xã Lợi Thuận, một bên giáp con rạch gọi là rạch Sóc Khuất ăn ra sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận Trà Võ, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu. Tại đây còn có một bến đò, cũng gọi là bến đò Sóc Khuất, người dân thường dùng ghe, thuyền qua lại trên sông để trao đổi hàng hoá.

Ngày nay từ bến đò này, người dân vẫn thường dùng ghe thuyền qua lại ruộng đồng. Sóc Khuất nay đã có nhiều thay đổi, nhà tường mọc lên khá nhiều, đường sá được thông thoáng. Trải qua thời gian dài chịu đựng bom đạn chiến tranh, người dân khu vực Sóc Khuất vẫn bám trụ mà sống, cùng nhau gìn giữ đất làng, che chở bộ đội đánh giặc cho đến đại thắng mùa xuân 1975. Sóc Khuất nay thuộc ấp A, xã Tiên Thuận. Bàu Rong và Rừng Nhum đều đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

Những địa danh nêu trên đã in sâu vào tâm khảm của người dân Bến Cầu. Trải qua bao thời gian, từng vùng đất cũng có nhiều thay đổi nhưng những tên gọi cũ thì vẫn tồn tại và gắn bó với người dân địa phương cho đến bây giờ.

Tổng hợp bởi L.T.P

Đăng ký trang Fanpage: Vé Cáp Treo Núi Bà Đen để không bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và các bản tin vé cáp treo mới nhất từ Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen.

Phòng Vé Cáp Treo Núi Bà Đen

Chào bạn 👋
Thật vui khi bạn ghé thăm.

Hãy đăng ký để nhận nội dung cập nhật quan trọng mới nhất về điểm đến này.

Một mẫu thư, Một mẫu thông tin đáng giá! Chúng tôi không gửi thư rác. Đọc chính sách bảo mật của chúng tôi để biết thêm thông tin.

🤞 Không bỏ lỡ các bản tin quan trọng!

Chúng tôi không gửi thư rác! Đọc thêm trong Chính Sách Quyền Riêng Tư của chúng tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.