You dont have javascript enabled! Please enable it! Tại sao hành hương núi Bà Đen Tây Ninh không được kêu mệt - ETICKET247

Sự tích núi Bà Đen: Bốn lần báo mộng, hiển linh: Dân gian kể lại rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con của ông Lý Thiện – vị quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – một người gốc Bình Định. Nàng vốn xinh đẹp, con nhà gia giáo nên được nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai tên Lê Sỹ Triệt mồ côi cả cha lẫn mẹ, may được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi cũng tỏ lòng cảm mến nàng. 

Thời điểm ấy, núi Bà Đen có tên gọi là núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Nàng Lý cũng vậy, vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ cũng quý mến và muốn bắt cóc Thiên Hương về làm thiếp.

Tên quan này đã sai một thầy võ tên Châu Thiện hành hung nàng trên đường lên núi cúng Phật. Giữa lúc nguy khốn, Lê Sỹ Triệt dũng cảm xông ra bảo vệ nàng. Cảm động trước tầm lòng nghĩa hiệp của chàng, Thiên Hương đã về thuật lại với cha mẹ và được cha mẹ đồng ý gả cho Lê Sỹ Triệt. Tuy nhiên hai người chưa kịp lấy nhau thì Lê Sỹ Triệt phải ra tòng quân. Thiên Hương hứa ở nhà giữ trọn danh tiết chờ chồng.

Ngày nọ, nàng lại lên núi lễ Phật và thăm dưỡng phụ của chồng là nhà sư Trí Tân thì bị bọn Châu Thiện vây bắt, toan làm nhục. Thiên Hương chạy cùng đường thì nhào xuống khe núi tử tiết. Từ đó đến nay, núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được. Đặc biệt với 3 lần báo mộng của “bà Đen” như: 

Lần báo mộng thứ nhất: 

Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho vị sư Trí Tân, trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa kể lại sự tình: “Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.” 

Vị hòa thượng theo lời báo mộng lên núi tìm thấy xác Thiên Hương, đem về chôn cất đàng hoàng. Vì người phụ nữ báo mộng rất đen đúa nên vị sư gọi là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính. 

Lần báo mộng thứ hai:

Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay. Nghe tin đồn sự tích núi Bà Đen linh thiêng, Nguyễn Ánh liền sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách thoát nạn. Thiên Hương báo mộng mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho. 

Lần nhập xác hiển linh thứ ba:

Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. 

Cô bèn nhập vào xác một đứa con gái, nói rằng: “Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ”. 

Lê Văn Duyệt nói: “Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng”. 

Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt. Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ với nhau, nên được trường sinh bất tử. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh. 

Lần báo mộng thứ tư: 

Sau khi xây cất linh điện xong, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã giao cho Thiền sư Hải Hiệp gìn giữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật hợp nhất trong một ngôi điện thờ. 

Năm 1857, Thiền sư Tánh Thọ Phước Chí từ chùa Phước Lâm, Tây Ninh lên núi thăm viếng thì phát hiện Thiền sư Hải Hiệp viên tịch từ lúc nào, thân xác đã hóa thổ. Điều lạ là, ngón tay út bàn tay trái của Thiền sư Hải Hiệp vẫn còn nguyên vẹn? 

Thiền sư Tánh Thọ đã đem ngón tay út của Thiền sư Hải Hiệp chôn dưới đáy chùa Hang để lập bia mộ. Gần 100 năm sau, mộ của Thiền sư Hải Hiệp được tín đồ cải táng ra ngoài xây tháp. Khi đào lên, ngón tay út vẫn còn nguyên và được cải táng? 

Sau khi chôn cất ngón tay cho sư phụ, Thiền sư Tánh Thọ tiếp tục tu hành tại Linh Sơn Điện. Sau năm 1940, quân Pháp và quân Nhật lần lượt chiếm đóng núi Bà Đen và phá hủy hoàn toàn Linh Sơn Điện. Tượng Bà bằng đồng, màu đen bị chúng cướp và thất lạc. 

Mãi đến năm 1956, một nhà giáo có uy tín ở địa phương, tên là Nguyễn Văn Hảo được một người phụ nữ đen đúa báo mộng cho biết, bà chính là Linh Sơn Thánh Mẫu. Bà bảo ông Hảo đến chùa Phước Lâm sẽ gặp bà? Ông Hảo bán tín bán nghi nhưng vẫn đến chùa Phước Lâm gặp vị sư trụ trì. Ông Hảo vừa kể xong câu chuyện nằm mơ thì vị sư trụ trì chùa Phước Lâm thất kinh xác nhận: “Một người lính Nhật đã bí mật giao cho tôi bức tượng trước khi về nước. Không ai biết chuyện này?” Câu chuyện này, được một nữ nhà giáo – con gái ruột của ông Nguyễn Văn Hảo – kể cho người viết nghe từ năm 1980. 

Ngay sau khi phát hiện bức tượng đồng Bà Đen được cất giấu ở chùa Phước Lâm, nhà sư Nguyên Chất – Trụ trì chùa Phước Lâm – cùng nhà giáo Nguyễn Văn Hảo và bạn bè lên núi xây cất lại nơi thờ Bà. Lần xây cất này, công trình được đặt tên là Linh Sơn Tự. Vào khoảng 1970, quân đội Mỹ xây dựng 1 trạm ra đa tình báo đặt trên đỉnh núi để kiểm soát địa bàn Tây Ninh và dòm vào căn cứ Trung ương Cục. Trước khi đưa quân lên núi, giặc Mỹ đã ném hàng tấn bom đạn và hơi cay các loại vào những nơi chúng nghi ngờ có quân ta trú đóng. Do giao tranh ác liệt, ngôi chùa bị cháy bởi bom napal Mỹ. Bức tượng Bà lại thất lạc lần nữa. 

Năm 1975, ni sư Diệu Nghĩa, đệ tử đời sau của sư Nguyên Chất đã xây lại chùa. Lần này, ngôi chùa có tên là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Năm 1992, ni sư Diệu Nghĩa đã cùng tín đồ tái thiết ngôi chùa suốt 3 năm. Ngày nay, ngôi chùa thật khang trang và rộng rãi, sẵn sàng cung nghinh khách hành hương viếng Bà, lễ Phật. 

Luật bất thành văn: Hành hương núi Bà Đen Tây Ninh cấm không được kêu…mệt 

Trước năm 1975, khách thập phương muốn lên chùa phải leo trèo qua những tảng đá dưới những tán rừng đầy thú dữ suốt nửa ngày mới đến nơi. Thuở đó, việc đi viếng Bà là cả một chuyến phiêu lưu, mạo hiểm đúng cả nghĩa bóng lần nghĩa đen. Dù vậy, danh tiếng linh thiêng, cứ đến rằm tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, khách thập phương vẫn lũ lượt leo núi viếng Bà.

Danh tiếng linh thiêng, cứ đến rằm tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, khách thập phương vẫn lũ lượt leo núi viếng Bà. Hồi đó, có một giao ước bất thành văn rằng: Khi leo núi cấm thốt tiếng “mệt”. Những đoàn người hì hục leo núi, thỉnh thoảng hỏi nhau: “Mệt không?” Cả đoàn người phải đồng thanh hô lớn: “Khỏe!”, mặc dù ai cũng thở ra đằng tai. Tiếng hô “khỏe” lan truyền từ người mới đến chân núi lan dài đến người leo đến gần Điện Bà thành một thứ âm thanh vang dội núi rừng. Cho đến tận ngày nay giao ước này vẫn tồn tại. Họ tin rằng, đi viếng mà than thở mệt nhọc, sẽ không được Bà ban điều khấn xin, thậm chí còn gặp nguy hiểm khi leo núi?

Người ta tin rằng, đi viếng mà than thở mệt nhọc, sẽ không được Bà ban điều khấn xin, thậm chí còn gặp nguy hiểm khi leo núi. 

Bà Hai Đông, 82 tuổi, là cựu giáo viên thời Pháp, cư ngụ ở Tân Trung, ven Tỉnh lộ 793 dưới chân núi, giải thích: “Hồi kháng Pháp, đường lên núi không chỉ cheo leo hiểm trở, tăm tối mà còn đầy cọp, beo, rắn, rết. Người hành hương không dám đi lẻ một mình mà phải kết thành từng đoàn. Hồi còn thiếu nữ, chính tôi từng đi xem xác người bị cọp núi Bà vồ. Muốn đi vía Bà, đoàn người hành hương phải đi từ sáng tinh mơ mới kịp trở về chân núi trước khi trời tối.

Muốn đi vía Bà, đoàn người hành hương phải đi từ sáng tinh mơ mới kịp trở về chân núi trước khi trời tối. Ảnh: S.t Việc hô “khỏe” của các đoàn hành hương có nhiều lợi ích. Thứ nhất, họ tự khích lệ quyết tâm vượt qua cơn mệt nhọc và nỗi sợ hãi để đi đến nơi về thật sớm. Thứ hai, các thành viên của đoàn sẽ không lạc nhau. Thứ ba, việc hô to như vậy sẽ xua đuổi thú dữ. Lâu dần, việc hô như vậy thành lệ, truyền sang đời sau và biến thành niềm tin tâm linh là Bà cấm than mệt khi đi viếng Bà?” 

Bà Hai Đông còn cho biết, ngày xưa Bà Đen nổi tiếng linh thiêng chỉ 2 phép: Phát duyên và phát vận. Căn cứ vào đó, hầu hết người đi viếng Bà chỉ cầu xin được tình duyên và gặp vận may. Các phép khác, Bà không ban. 

Như vậy, các bạn đã hiểu vì sao hành hương núi Bà Đen Tây Ninh cấm không được kêu…mệt rồi đúng không nào? Dịp lễ hội đầu năm đã đến, nếu có nhu cầu khám phá, hành hương núi Bà Đen thì các bạn hãy yên tâm vì có cáp treo mới lên đến tận đỉnh, giảm với mệt mỏi rồi nha!

Liên hệ ngay Mr Phương: 0945805757 để được đặt vé cáp treo Núi Bà Đen và giao vé ngay tức thì!

Chào bạn 👋
Thật vui khi bạn ghé thăm.

Hãy đăng ký để nhận nội dung cập nhật quan trọng mới nhất về điểm đến này.

Một mẫu thư, Một mẫu thông tin đáng giá! Chúng tôi không gửi thư rác. Đọc chính sách bảo mật của chúng tôi để biết thêm thông tin.

🤞 Không bỏ lỡ các bản tin quan trọng!

Chúng tôi không gửi thư rác! Đọc thêm trong Chính Sách Quyền Riêng Tư của chúng tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.